Người ta thường ví trường học như ngôi nhà thứ hai của chúng
ta vậy. Chính vì thế mà một thi ca đã từng nói: “ Học cả đời còn
được cớ sao lại vội quên đi mái nhà giúp ta có được thành công”.
Một câu nói ngắn gọn nhưng lại có thể chạm đến con tim và nhịp
thở của những cô cậu học sinh như chúng tôi, để rồi có xa nhưng
vẫn nhớ về. Dù mới bước chân vào ngôi nhà tràn ngập tình
thương đó nhưng trong tôi nguồn cảm xúc dạt dào ấy đã tuôn trào
từ lâu rồi. Đó có lẽ là ngày bố tôi dẫn tôi về thăm trường cấp 3 cũ
của bố. Vẻ cổ kính đan xen hiện đại, những tà áo dài trắng thướt
tha cùng những cánh phượng còn vương lại trên vai. Cái mùi bàn
gỗ cùng mùi sách vở sao lại “ thơm” đến thế. Chỉ đơn giản thế thôi
cũng đủ để khiến tôi có thêm động lực và náo nức để chờ đến
ngày nhập học. Và cái nắng vàng ươm như nhuộm cả bầu trời
mỗi ngày cũng chính là động lực cho tôi để một mai tỏa sáng vì
tương lai, vì chính thanh xuân ngây thơ tươi đẹp của tôi – Phạm
Hồng Thái.
Không ẩn mình sâu trong từng ngõ ngách, cũng không quá xa hoa
nằm giữa những rừng cây, Phạm Hồng Thái của tôi nằm trên con
phố Nguyễn Văn Ngọc bé xinh, giữa lòng thủ đô đông đúc, chật
chội. Mặc cho tuổi đã cao, 45 xuân
xanh chứ đâu có ít nhưng những thứ
gọi là tình cảm mà Phạm Hồng Thái
dành cho học sinh cũng đủ để minh
chứng rằng dù có già đi thì Phạm
Hồng Thái trong chúng tôi vẫn không
bao giờ phai nhạt.
Thứ tình cảm ấy không tồn tại song song, vô hình mà hòa mình
qua những bài giảng của chúng tôi, những tiếng mời gọi phát biểu
của thầy cô hay những tiếng chuyển slide bài giảng. Lâu lại mệt
mỏi, chán nản thì lại vô tình nghe được những lời động viên, trêu
đùa của các thầy các cô giữa các tiết học để rồi lấy lại ý chí, tự tin
để tiếp tục với những bài học còn dang dở. Dù trong thời buổi dịch
bệnh, không được đến trường gặp thầy cô, bạn bè mới nhưng
những món quà tinh thần đó luôn được Phạm Hồng Thái “ ship” đi
mọi nơi cho những cô cậu học sinh như chúng tôi luôn cảm nhận
được.
PHẠM HỒNG THÁI
QUA LĂNG KÍNH
Thứ tình cảm mà chúng tôi hay đùa nhau là “ Phạm Hồng Thái
trong tôi” không chỉ đến từ những bài giảng của thầy cô mà còn là
từ chính các người thầy, người cô luôn hết mình vì chúng tôi.
“Mỗi năm đưa một chuyến đò
Chở bao con chữ về kho học hành
Học trò đỗ đạt công danh
Mai sau giúp Nước mình giành Vinh Quang…”
Nhắc đến những câu thơ chứa đầy những thứ tình cảm đó trong
mạch cảm xúc của bài thơ “ Người lái đò”, lòng tôi lại bồi hồi, nao
nức đến nghẹn ngào khi nhớ về những lớn lao mà các thầy các cô
đã dành cho những đứa học sinh như chúng tôi. Dù là phá phách
hay ngoan ngoãn, nghe lời thì thầy cô vẫn không thiên vị đến một
lời, luôn cố gắng dành những điều tốt nhất cho chúng tôi. Và có lẽ,
không ở đâu khác ngoài những “ ông bố, bà mẹ” ở mái nhà Phạm
Hồng Thái thân thương. Không chăm chút tỉ mỉ như học sinh cấp
1, cũng không quát mắng như cấp 2, cũng không quá lơ là như
giảng đường đại học mà lại vô cùng đặc biệt. Chính bởi lẽ đó mà
thầy cô nơi đây tôi sẽ ví như các ông bụt bà tiên vậy. Đôi lúc sẽ
đồng hành cùng chúng tôi như các “ông bố, bà mẹ”. Đôi khi lại
lắng nghe, quan tâm chia sẻ với chúng tôi như những người bạn
tưởng như tri kỉ. Và rồi có lúc lại vô cùng nghiêm khắc răn đe
chúng tôi như đúng trách nhiệm của một nhà giáo gương mẫu.
Nhưng chung quy lại thì tất cả cũng vì tương lai chúng tôi mà thôi.
Vì chúng tôi mà có khi các thầy cô phải thức khuya chấm bài, phải
nói chuyện một mình với màn hình máy tính khi dạy học mà không
một ai trả lời. Vì chúng tôi mà quên ăn, quên ngủ. Thực sự chính
những điều đó một cô học sinh như tôi cũng chẳng tưởng tượng
ra được hết nhưng chính Phạm Hồng Thái đã khiến tôi nhận ra
điều đó ngay từ những ngày đầu học tại đây.
Cánh phượng hồng lại chuẩn bị nở đỏ rực nơi sân trường, theo
gót chân tôi đi vào từng lớp học. Dù là một cánh chim chưa đủ
dày dặn trước chững sóng gió của cuộc đời nhưng cũng đang
chập chững cất cánh, tôi thấy được Phạm Hồng Thái đang thực
sự ở trong tôi. Nó không vơi đi mà lớn lên từng ngày theo thời
gian để rồi khiến tôi càng thêm niềm tin, nỗ lực để chạm được đến
những hoài bão, mơ ước còn đang dang dở, chờ ngày thực hiện…
Trần Gia Linh 10D4