ĐỂ HỌC TỐT CÁC MÔN XÃ HỘI (VĂN, SỬ ĐỊA, GIÁO DỤC CÔNG DÂN….)

0
288
1. Xác định: Học là để có kiến thức

Trước khi ngồi vào bàn học, Các em phải xác định học là để có kiến thức chứ không phải chỉ để đối phó.

Nếu Các em nào có ý định học vẹt, học tủ thì hãy coi chừng! Các em sẽ có nguy cơ bị “tủ đè” đấy! Không những thế, Các em còn tạo ra một lỗ hổng kiến thức rất nguy hiểm nữa. Hãy học để hiểu thay vì học để rồi hôm sau lại “trả hết cho thầy”. Như vậy, Các em cũng sẽ tiết kiệm được thời gian học lại cho đợt kiểm tra khác.

Muốn học hiểu, Các em cần chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài trên lớp và học lại bài ngay ngày hôm đó. Bời vì nếu để lâu, kiến thức Các em tiếp thu được từ thầy cô sẽ ‘”bay theo chiều gió”.Các em cũng cần chú ý đừng để “Nước đến chân mới nhảy”. Hãy giải quyết tất cả những việc cần làm trong ngày, đừng dồn đến gần kì thi mới học. Khi đó Các em sẽ không có đủ thời gian học và hiểu bài cặn kẽ, rồi lại sinh ra học vẹt, học tủ. Hãy nhớ “Việc hôm nay chớ để ngày mai”, Các em nhé!

2. Hãy tập trung!

 Không chỉ với các môn Xã hội mà với tất cả các môn học, Các em cần phải tập trung khi học. Đây là một số gợi ý để Các em có thể tập trung vào bài học:

+ Chọn cho mình góc học tập lí tưởng: yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng, sạch sẽ và gọn gàng.

+ Mỗi người có thói quen học vào các thời gian khác nhau, nhưng thời gian để Các em có thể tiếp thu bài tốt nhất thường là buổi sáng sớm (từ 5 – 9h) và đầu giờ tối (6h30 – 9h).

+ Một thời khóa biểu hợp lý cũng sẽ giúp Các em nhiều trong việc tập trung vào bài học.

+ Tạo cho mình một tâm trạng thoải mái khi ngồi vào bàn học. Nếu Các em ngồi vào bàn học với 1 núi áp lực thì sẽ chẳng nhét được vào đầu tí kiến thức nào đâu.

+ Chuẩn bị những thứ cần thiết trước khi bắt đầu học nếu Các em không muốn cắt ngang sự tập trung của mình để đi lấy chúng.


3. Đánh dấu những ý quan trọng

Riêng đối với các môn Xã hội, Các em cần dành nhiều thời gian hơn các môn khác. Các em thật sự sẽ bị “tẩu hỏa nhập ma” nếu cố nhồi nhét hết mớ kiến thức đồ sộ của các môn Xã hội này vào đầu  Các em hãy đọc qua bài học rồi đánh dấu những ý chính, quan trọng, những điểm cần lưu ý (có thể dùng bút highlight). Trên cơ sở những ý chính đó, Các em hãy trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ của chính mình. Việc này sẽ giúp Các em tiết kiệm thời gian và nhớ lâu hơn những kiến thức đã học.

Nếu gặp một vấn đề Các em cảm thấy khó hiểu, một câu hỏi Các em không trả lời được thì cũng đánh dấu lại. Các em sẽ quay lại phần này sau khi giải quyết xong những phần khác. Nếu Các em vẫn không giải quyết được thì hãy nhờ đến bạn bè hay thầy cô giáo nhé.

4. Thay đổi chủ đề

Các em không nên học mãi một môn học quá lâu, sẽ gây cho Các em nhàm chán và xao lãng. Các em có thể đổi qua học môn khác sau 1-2 tiếng.

5. Đọc sách tham khảo

Ngoài việc học và trả lời câu hỏi trong SGK, Các em cũng nên tham khảo thêm những sách liên quan, sách nâng cao v..v.. Bởi vì những tài liệu liên quan sẽ giúp Các em có sự hiểu biết sâu sắc, rõ ràng hơn về một số vấn đề mà SGK chỉ nói chung chung. Những tài liệu này cũng giúp Các em có thêm những góc độ nhìn nhận vấn đề khác so với SGK. Nếu được, Các em cũng có thể tự đặt ra những câu hỏi cho mình để luyện tập thêm.

6. Hãy để đầu óc được nghỉ ngơi

Đầu óc của Các em chỉ có thể tập trung làm việc tối đa từ 1-2 tiếng đồng hồ. Vì vậy sau mỗi môn học (sau 1-2 tiếng), Các em hãy cho đầu óc mình được “relax” từ 10-20 phút rồi mới tiếp tục với môn học khác. Hãy dành khoảng 5 phút để cho đôi mắt thư giãn bằng cách nhắm mắt lại hoặc nhìn vô định vào không gian (tốt nhất là nhắm mắt lại và có thể mát xa mắt). Sau đó Các em có thể “relax” bằng cách đi dạo và hít thở không khí, Các em cũng có thể nghe một bản nhạc nhẹ nào đó,… nhưng nhớ đừng quá say sưa vào những việc đó. Sau khi được thư giãn, chắc chắn Các em sẽ lại “powerful” và có thể tập trung chiến đấu tiếp.

7. Ôn tập

Cuối tuần là thời gian thích hợp để ôn tập lại những kiến thức Các em đã học được trong tuần. Các em chỉ cần dành 30’ – 1 tiếng lúc sáng sớm hoặc buổi tối để xem lại những kiến thức này. Dành một chút thời gian để ôn tập, những kiến thức sẽ ở lại với Các em lâu hơn đấy!

Các em hãy thử áp dụng những phương pháp trên và xem thử thành tích học tập của mình có gì biến chuyển không nhé!

Tác giả: Kim Phượng

(Theo: khanhhoiaq4.edu.vn)