CHUYÊN ĐỀ TRẢI NGHIỆM SÂN KHẤU DÂN GIAN “DẤU ẤN DÂN GIAN: HÀNH TRÌNH KÍ ỨC - HIỆN TẠI - TƯƠNG LAI” ĐƯA NGHỆ THUẬT TUỒNG CỔ VỀ TRÊN SÂN KHẤU TRƯỜNG HỌC

Thứ tư - 28/02/2024 20:30
Năm học 2023 – 2024, Tổ Ngữ văn thực hiện chuyên đề “Dấu ấn dân gian: Hành trình kí ức – Hiện tại – Tương lai”, với mong muốn đưa đến cho học sinh những trải nghiệm về sức sống của sân khấu dân gian trong dòng chảy của thời gian và đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi các loại hình sân khấu dân gian đang có nguy cơ bị các loại hình công nghiệp văn hóa hiện đại chi phối thì việc tổ chức buổi trải nghiệm thực tế về sân khấu dân gian lại càng trở nên cần thiết.
2
2
CHUYÊN ĐỀ TRẢI NGHIỆM SÂN KHẤU DÂN GIAN “DẤU ẤN DÂN GIAN: HÀNH TRÌNH KÍ ỨC - HIỆN TẠI - TƯƠNG LAI” ĐƯA NGHỆ THUẬT TUỒNG CỔ VỀ TRÊN SÂN KHẤU TRƯỜNG HỌC
 
Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc để giúp học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học để trải nghiệm thực tiễn trong nhà trường, gia đình và xã hội. Hiểu rõ giá trị và sự cần thiết trong việc đổi mới và đa dạng hóa loại hình dạy học trải nghiệm, trường THPT Phạm Hồng Thái đã tổ chức nhiều mô hình dạy học trải nghiệm gắn với các môn học, tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập. 
Năm học 2023 – 2024, Tổ Ngữ văn thực hiện chuyên đề “Dấu ấn dân gian: Hành trình kí ức – Hiện tại – Tương lai”, với mong muốn đưa đến cho học sinh những trải nghiệm về sức sống của sân khấu dân gian trong dòng chảy của thời gian và đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi các loại hình sân khấu dân gian đang có nguy cơ bị các loại hình công nghiệp văn hóa hiện đại chi phối thì việc tổ chức buổi trải nghiệm thực tế về sân khấu dân gian lại càng trở nên cần thiết.
Chuyên đề được triển khai trong khoảng năm tuần ở khối 10 và 11. Nội dung chuyên đề là những trải nghiệm trực tiếp của học sinh qua hình thức “Thử sức cùng các vai diễn”. Tổ Ngữ văn đã nhận được 17 tiết mục tham gia tranh tài, ở nhiều hình thức sân khấu dân gian: Tuồng, cải lương, ca trù, quan họ… Mỗi tiết mục tuy không chuyên nghiệp, nhưng đều có cái duyên rất riêng, rất thú vị. Đặc biệt, trong những tiết mục dự thi, diễn tuồng là một nội dung được học sinh quan tâm và muốn được tìm hiểu, trải nghiệm. Chính vì thế, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, chiều ngày 28 tháng 02 năm 2024, tổ Ngữ văn đã tổ chức buổi trải nghiệm thực tế về sân khấu dân gian và mời các nghệ sĩ từ nhà hát Tuồng Việt Nam đến giao lưu, biểu diễn.
1                                                                    
“Tuồng” hay “hát bội” là những cách gọi khác nhau chỉ một loại hình loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền độc đáo của Việt Nam. Với ngôn ngữ văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán với văn Nôm, Tuồng là nghệ thuật tổng hợp có cả văn học, hội họa, âm nhạc, trò diễn… thể hiện giá trị và bản sắc truyền thống của dân tộc. Hát tuồng và xem hát tuồng đã từng là một nhu cầu giải trí không thể thiếu trong đời sống của nhân dân ta, chẳng thế mà người Bắc có câu:
                      Tháng năm ngày tám nằm suông
                      Nghe giục trống tuồng, cố lết đi xem
Còn người Nam thì:
                     Má ơi đừng đánh con đau
                     Để con hát bội làm đào má coi
Và đặc biệt ở vùng Nam trung bộ
Bầu Đông đóng Lý Phụng Đình
                     Dẫu chồng có đánh thì mình cũng đi
Ở Tuồng, các yếu tố ca, vũ, nhạc được phát triển một cách hài hòa qua khả năng diễn xuất của các nghệ sĩ. Nghệ thuật diễn tuồng phải khéo léo kết hợp cả vũ đạo, hệ thống nói lối, làn điệu để biểu đạt được tính cách, tâm trạng, suy nghĩ của các nhân vật trong vở diễn. Diễn viên tuồng không chỉ là người trình bày câu chuyện mà còn là những nghệ sĩ đầy tài năng, biến hóa nhân vật qua từng cử chỉ và góc nhìn. Vậy nên, khi có cơ hội trải nghiệm sân khấu tuồng cổ ngay trên sân khấu trường học, các học sinh trường Phạm Hồng Thái đã say mê tận hưởng không khí của âm nhạc truyền thống, của những bước điệu và sự kết hợp tài năng nghệ sĩ.
Trong thời gian khoảng 60 phút, các nghệ sĩ của nhà hát Tuồng Việt Nam đã đem đến cho thầy trò nhà trường một không gian nghệ thuật vô cùng hấp dẫn, đậm đà bản sắc dân tộc. Các trích đoạn tuồng kinh điển như “Ông già cõng vợ trẻ đi xem hội”, “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” cùng màn giao lưu vô cùng thích thú. Trong chương trình, học sinh trường THPT Phạm Hồng Thái còn được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ sĩ; được xem diễn tuồng và được tập diễn tuồng cùng các nghệ sĩ. Nghe tiếng trống tuồng, thưởng thức những điệu hát tuồng và tập làm nghệ sĩ tuồng là một trải nghiệm tuyệt vời để học sinh thêm hiểu, thêm yêu sân khấu dân gian. Và không chỉ là trải nghiệm, sân khấu tuồng cổ đã khơi mở một hành trình khám phá văn hóa Việt Nam trong dòng chảy của lịch sử, khơi mở tình yêu của mỗi học sinh đối với văn hóa truyền thống của dân tộc.
3  4
(Ảnh: Các nghệ sĩ nhà hát Tuồng Việt Nam diễn một số trích đoạn trong các vở Tuồng dân gian)
 
5  6
 
    7    8
(Ảnh: Học sinh tặng hoa và giao lưu cùng các nghệ sĩ)
 
           9
(Ảnh:Thầy Nguyễn Hồng Sơn, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu cảm ơn các nghệ sĩ Nhà hát tuồng Việt Nam)
       
10
(Ảnh:Ban giám hiệu nhà trường, GV tổ Ngữ văn chụp ảnh cùng các nghệ sĩ.)
Hàng trăm năm qua Tuồng vẫn luôn tồn tại và gắng sức vươn lên phát triển dù gặp vô vàn khó khăn, chao đảo trước những làn sóng văn hóa nghệ thuật mới hiện đại hội nhập vào đời sống quần chúng. Điều đó có sự đóng góp không nhỏ về tinh thần sáng tạo và lòng đam mê của những người làm nghệ thuật tuồng. Họ là những người gìn giữ và phát triển một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam. Cảm ơn các nghệ sĩ của nhà hát Tuồng Việt Nam hôm nay đã có mặt ở trường THPT Phạm Hồng Thái để dành tặng cho học sinh nhà trường những tiết mục đặc sắc để thêm yêu, thêm trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
 

Tác giả bài viết: Ban truyền thông

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BGH
TT DN

2763/SGDĐT-QLT

Hướng dẫn công tác chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên từ năm học 2024-2025

Lượt xem:126 | lượt tải:101

2762/SGDĐT-QLT

Hướng dẫn công tác chuyển trường, chuyển lớp và tuyển sinh bổ sung học sinh vào lớp chuyên, lớp song bằng từ năm học 2024-2025

Lượt xem:96 | lượt tải:39

2479/SGDĐT-GDTX-ĐH

Về việc tổ chức ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ tại Hà Nội

Lượt xem:137 | lượt tải:33

156/QĐ-THPT PHT

Quyết định về việc công khai chất lượng giáo dục năm học 2024 -2025

Lượt xem:57 | lượt tải:19

157/QĐ-THPT PHT

Quyết định về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu-chi ngân sách quý 2 năm 2024 của trường THPT Phạm Hồng Thái

Lượt xem:36 | lượt tải:15
Email: c3phamhongthai@hanoiedu.vn
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay817
  • Tháng hiện tại36,647
  • Tổng lượt truy cập11,054,246
footer
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây